STASPI.BLOG
Staspi

More Share More Archieve

Your go-to resource for practical knowledge and proven strategies in AI,
marketing, and business growth. Simple, actionable insights to help you stay
ahead and grow smarter every day.

2025 rồi, các bạn đừng hỏi nhau về công cụ AI hay Prompt nữa

admin | Ngày đăng:15.05.2025 | Số lượt xem:6
2025 rồi, các bạn đừng hỏi nhau về công cụ AI hay Prompt nữa

Tuần nào cũng có bạn nhắn tin hỏi tôi kiểu: “Anh Hoàng! Em nên dùng ChatGPT-4o hay Grok hay Deepseek?” Dùng Kling hay Hailuo hay Runway? Anh cho em xin prompt để tạo bài viết và video với!”….
Tôi vẫn thường trả lời đầy đủ cho các bạn. Nhưng thường sau đó một thời gian thì các bạn lại tiếp tục hỏi… cùng chính các vấn đề đó. Và điều này thực sự rất đáng buồn và đáng báo động các bạn ạ.
Có một điểm tôi rất tâm đắc từ bài giảng của anh Lê Công Thành , admin của Bình Dân Học AI. Đó chính là anh từng ví von rằng AI là những cỗ xe mới của thời đại. Và chúng ta chính là những tay lái. Vậy thì, xe chạy có đúng hướng hay không, người lái có sử dụng được chiếc xe với đúng công năng của nó không, vốn không nằm ở con xe… mà ở tay lái. Do vậy mà bạn biết đấy, vấn đề không phải là giờ mua xe Vinfast hay Porsche, mà phải là học lái xe đã, đúng không? (Mà học lái xe xong chắc gì đã có tiền mua mà bày đặt chọn, lol)
Tool thì ngày nào cũng mọc lên như nấm. Hôm nay Google nhá hàng Google Veo. Mai Runway lại cho ra mắt Runway 4, rồi Kling lại cho ra Kling 2.0….
Rồi nào là AI Agent như Monica, Manus, “làm mưa làm gió” thị trường lúc nó bắt đầu ra mắt, xong anh chị em đổ xô làm Affiliate kiếm một bộn xong cũng lặn mất tăm, chưa thấy ai thực sự ứng dụng được vào thực tế như thế nào.
Cứ lướt TikTok, Reels là thấy nhan nhản kiểu “5 prompt hack viral ngay lập tức!”, “xây kênh triệu view với hàng ngàn video mỗi ngày”. Newsfeed toàn caption một màu với mấy showcase vô bổ, rất nhiều trong số đó chỉ mang tính tham khảo thay vì ứng dụng.
Mà khổ cái, đó lại là thứ mà dân tình lại mê. Nhiều bạn học AI bằng cách copy y chang prompt mẫu mà chẳng hiểu tại sao prompt đó, xong còn đi hỏi workflow để làm “AI Agent” mà nhiều khi chính bản thân các bạn còn chưa có được insights của ngành. Để rồi đến khi có một yếu tố nào đó thay đổi một phát thì lại nháo nhào đi xin prompt mới, workflow mới. Vòng luẩn quẩn đó cứ lặp đi lặp lại, chẳng biết bao giờ hết.
Các bạn biết đấy, học hay dùng tool AI mà không có tư duy thì chả khác gì đi hát mà không biết nhịp & tone giọng. Đến khi người ta đổi giai điệu hay nâng/hạ tone một phả một phát là ngọng lưỡi ngay.
Do vậy, để dùng AI một cách hiệu quả, các bạn cần có đủ cả 3 yếu tố sau:
* Mindset (Tư duy): Nhớ, AI chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không phải Gia Cát Lượng mà cái gì cũng biết. Bạn nên học cách dùng AI như một trợ lý thứ thiệt, biến một AI làm trung tâm để nó làm việc với các con khác thay vì phải đi mò từng con. Ví dụ: Không biết viết prompt cho Kling thế nào thì kêu GPT nó viết cho, không biết tạo video trên Invideo thể nào thì cũng có thể dùng cách tương tụ. AI nó không làm thay mình được nhưng nó “nghĩ” được. Nên cứ cho nó làm thứ mà nó mạnh nhất. Mình tốt nhất cứ làm người kiểm định.
* Skillset (Kỹ năng): AI chỉ nhân bản kỹ năng bạn đã có chứ không phải đấng toàn năng mà cái gì nó cũng biết. Do vậy, skillset (kỹ năng) khi dùng AI có 2 thứ KHÔNG THỂ THIẾU, đó là: kỹ năng dùng AI (viết prompt) và kỹ năng nghề nghiệp. Thiếu một trong 2 thì khó mà dùng nó tốt được. Đơn giản thôi, nếu bạn không biết kiến thức thì bạn chẳng biết ra lệnh cho AI thế nào, mà có ra lệnh xong cũng chẳng đánh giá được kết quả. Hay một bạn làm nghề giỏi cỡ nào mà không biết “chỉ tay năm ngón” thì bố ai mà biết được bạn đó muốn gì đúng không? Haha. AI nó chỉ mô phỏng tâm trí chúng ta thôi mà. Chúng nó làm được những điều chúng ta làm được, nhưng đồng thời cũng cần những thứ tương tự chúng ta thì mới xử lý tốt được công việc chứ, đúng không?
* Toolset (Công cụ): Cuối cùng mới tới tool… Nói chung, bảo kiếm rơi vào tay kẻ phàm phu thì âu cũng chẳng khác gì tấc sắt chém bùn. Bảo kiếm ở đây chính là các công cụ AI tuyệt vời mà chúng ta đang được sử dụng. Nhưng chính chúng ta sẽ quyết định nó sẽ được dùng làm gì. Dùng để chém bùn như kẻ thất phu hay dùng để “hành hiệp trượng nghĩa” như một anh hùng lẫy lừng? Cái đó…bạn tự chọn nhé!
Tiếc là, thay vì đi đủ 3 yếu tố trên thì đa số thì học ngược đời: Tool ➔ Loay hoay sửa prompt ➔ Nản ➔ Bỏ.
Tôi thường gọi vui cái này là “tháp ngược” – gió trend thổi nhẹ thôi cũng đủ úp bà nó thuyền…
Với tôi, đã học bất cứ thứ gì thì phải học từ gốc của nó. AI cũng không ngoại lệ.
Một khi bạn hiểu được đó, và cố gắng đào sâu để có đủ tư duy, kỹ năng và nắm các công cụ, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, đồng thời tối ưu được đối đa hiệu quả khi dùng AI, cụ thể:
(1) Giảm 70% vòng lặp sửa prompt: Khi hiểu cơ chế vận hành của AI, cách để “ra lệnh” cho nó (tôi gọi đó là bộ 4 yếu tố và 7 kỹ thuật prompting).. bạn chỉnh đúng ngay từ lần đầu, đỡ cảnh “prompt ➔ test ➔ sửa ➔ test cả ngày.
(2) Tối ưu chi phí tool: Có hai loại chi phí: (1) chi phí cho nền tảng, cứ một lần yêu cầu nó tạo ra kết quả mới thì chúng ta lại mất tiền; (2) chi phí thời gian, cái này thậm chí còn quan trọng hơn loại cũ. Cứ tưởng tượng bây giờ thay vì phải thử đi thử lại và chờ Kling AI nó tạo 5 lần mới ra được 1 video ứng ý thì chúng ta chỉ làm một phát ăn ngay thì lợi ích về thời gian đương nhiên nó sẽ rất nhiều.
(3) Nâng giá trị bản thân: 2025 rồi, nhà tuyển dụng đâu cần “người dán prompt”. Họ cần người có tư duy workflow, insight phân tích, portfolio thực chiến. Qua rồi thời đại gõ đôi ba dòng lệnh là ăn tiền 🙂
Tóm lại, 2025 rồi, đừng cứ mãi chạy theo công cụ nữa các bạn
AI không phải quái vật hút hết việc làm .AI là con sóng. Mà đã vậy thì bạn thì phải học cưỡi sóng, chứ không phải ôm phao rồi quay vòng tại chỗ, nhé!
#hoangleai #hochieuaitubanchat